Xả "stress" khi bầu bí .
Stress đồng hành cùng
mẹ bầu
Theo số liệu thống kê mới nhất,
mang thai xếp ở vị trí thứ 12 trong các danh mục gây căng thẳng trong cuộc sống
mỗi người. Và tất nhiên sự căng thẳng này sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khỏe
của mẹ và bé trong thai kỳ.
Những lo lắng gây lên căng
thẳng trong 9 tháng bầu bí là chuyện đương nhiên. Trong thực tế, đó là điều có
lợi cho những người sắp làm cha mẹ vì họ đã có ý thức, trách nhiệm hơn với đứa
con sắp chào đời. Tuy nhiên, stress ở mức độ nặng lại gây hại cho tâm lý cũng
như sức khỏe mẹ bầu. Những nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu căng thẳng bao gồm:
lo lắng về vai trò mới khi bé ra đời?, em bé có làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
vợ chồng bạn?, bạn có thể làm mẹ tốt được không?...
Mang thai xếp ở vị trí thứ 12 trong các danh mục gây căng thẳng
trong cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa)
Giảm căng thẳng khi
mang thai
Ở mức độ căng thẳng trầm trọng
có thể ảnh hưởng lớn đến thai kỳ như gây đau nhức đầu, ợ nóng, phát ban và buồn
nôn. Ngoài ra, căng thẳng còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch của mẹ bầu, khiến
chị em dễ bị bệnh hơn.
Có rất nhiều cách để giảm căng
thẳng khi mang thai như:
- Đi bộ: Hãy đeo tai nghe cho cả hai mẹ con, cùng
thưởng thức những bản nhạc nhẹ nhàng và đi bộ. Bạn cũng có thể rủ thêm anh xã
đi bộ mỗi buổi sáng tối. Đây là cách giảm stress rất hữu hiệu. Ngoài ra, cách
này còn rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nữa.
- Nghe nhạc: Nghe một bản nhạc cổ điển hoặc bài hát bạn yêu
thích cũng có tác dụng trấn an tinh thần. Nếu biết chơi một loại nhạc cụ nào đó
thì điều này thực sự sẽ giúp ích cho bạn. Hơn nữa, âm nhạc còn tốt cho sự phát
triển của thai nhi.
- Ăn uống đầy đủ: Thực phẩm có tác động nhất định đến thể chất
và tinh thần của con người. Do đó, nếu cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh thì chắc chắn,
bạn sẽ có một tinh thần minh mẫn.
- Ngủ đúng giờ: Mẹ bầu cũng nên đi ngủ sớm hơn bình thường và
duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ. Quá trình ngủ thất thường sẽ chỉ khiến tình
trạng stress của bạn căng thẳng hơn.
Chia sẻ những khó khăn với người thân, bạn bè sẽ giúp mẹ bầu giảm
stress. (ảnh minh họa)
- Chia sẻ với bạn bè: Nếu những căng thẳng xuất phát từ gia đình bạn
(có thể là mâu thuẫn với chồng hay gia đình chồng), bạn hãy chia sẻ với những
người bạn thân nhất. Hãy đi ra ngoài cùng bạn bè thưởng thức món ăn ngon và tìm
một quán cà phê nào đó để chia sẻ nỗi lòng của bạn. Chắc chắn khi lòng bạn được
cởi mở, sẽ cảm thấy bớt stress hơn và biết đâu mỗi bất hòa lại được giải quyết.
- Đọc sách: Bạn có thể tìm một không gian thoáng đãng như
quán cà phê đọc sách hoặc ngoài ban công nhà bạn để đọc những trang sách bạn
yêu thích. Đó có thể là một cuốn tiểu thuyết, những trang truyện cười hay một
cuốn sách về thai kỳ. Chắc chắn khi đầu óc cuốn theo những trang sách, bạn sẽ không
còn cảm thấy căng thẳng nữa.
- Giữ bình tĩnh: Khi mang thai, bất kỳ một thông tin nhạy cảm
về sức khỏe của bé cũng khiến người mẹ hoang mang. Việc tìm hiểu kiến thức để
chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn là điều cần thiết với bạn. Bạn nên bình tĩnh
đọc các loại sách, báo, tham khảo các trang web về sức khỏe thai kỳ. Nếu có bất
kỳ một thông tin nào về sức khỏe mà bạn băn khoăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
trước khi lo lắng thái quá.
- Tập thể dục: Những lúc xuất hiện ý nghĩ bi quan, bạn nên
thử tạm quên điều đó bằng cách hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ. Sau đó,
bạn suy ngẫm lại chuyện buồn theo cách lạc quan, kèm lời động viên tinh thần
rằng hãy cười lên vì con yêu. Bạn cũng có thể tập yoga để giải tỏa stress.
Tập thể dục là biện pháp giảm căng thẳng trong thai kỳ khá hiệu
quả. (ảnh minh họa)
Khi nào cần gọi bác
sĩ?
Trong thời gian bầu bí, stress
là vấn đề khá phổ biến. Biểu hiện của stress là tâm lý lo lắng, nghi ngờ và sợ
hãi. 70% phụ nữ mang thai trải qua sự thay đổi tâm trạng này đặc biệt là trong
3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cảm thấy căng thẳng quá
mức trong 2 tuần liền, hãy gọi cho bác sĩ để xin tư vấn. Căng thẳng quá mức khi
mang thai sẽ dẫn đến triệu chứng trầm cảm và nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai
hoặc sinh non