Giảm bớt khó chịu khi mang bầu .
Kiểm soát ốm nghén
Có đến 60% thai phụ bị ốm nghén trong thai kỳ đặc biệt là 3 tháng
đầu. (ảnh minh họa)
Theo số liệu thống kê, có đến 60% thai phụ bị ốm nghén trong thai
kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu. Ốm nghén sẽ gây cản trở cho chị em trong việc ăn
uống vì mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác buồn nôn, nôn ói và khó chịu. Tuy triệu
chứng này không thể chữa khỏi nhưng vẫn có một số cách để kiểm soát chúng, giúp
thai phụ cảm thấy thoải mái hơn. Các mẹ nếu đang bị ốm nghén hoành hành thì hãy
thử áp dụng nhé:
- Ăn miếng nhỏ và chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa
chính.
- Tránh tất cả mọi nơi có chứa mùi nặng như quầy bán thịt, quầy
nước hoa, hàng thịt cá, căn phòng bí hơi hoặc những nơi ẩm mốc…
- Luôn mang theo bên mình những chiếc bánh quy khô, giòn, giúp
giảm cảm giác buồn nôn.
- Tránh những thực phẩm chiên nướng, nhiều giàu mỡ và nên bổ sung
những thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất như protein, rau củ quả, rau có
màu xanh thẫm, uống nhiều nước…
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc
- Tránh căng thẳng đến mức tối đa.
- Bổ sung thêm những dược liệu có công dụng giảm ốm nghén như
gừng, chanh, hoa oải hương… vào đồ uống hoặc thức ăn hàng ngày.
Giảm táo bón
Táo bón có thể được kiểm soát tốt hơn bằng cách thiết lập một chế
độ ăn uống hợp lý với chế độ ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. (ảnh minh họa)
Táo bón là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ do sự thay đổi
hormone liên quan đến việc thai nhi đang lớn lên từng ngày trong bụng bạn. Táo
bón có thể được kiểm soát tốt hơn bằng cách thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý
với chế độ ăn nhiều rua xanh, uống nhiều nước và thực hiện những bài tập thể
dục đều đặn.
Giảm mệt mỏi
Ngủ đủ giấc, đúng giờ và tránh đi ngủ muộn là điều rất cần thiết
để tránh mệt mỏi. (ảnh minh họa)
Mệt mỏi là vấn đề thường thấy ở hầu hết phụ nữ mang thai do sự
thay đổi hormone cộng với việc bụng bầu đang lớn lên từng ngày. Hãy giảm mệt
mỏi trong thài kỳ bằng cách:
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ và tránh đi ngủ muộn là điều rất cần thiết
để tránh mệt mỏi. Phụ nữ mang thai được khuyên nên ngủ 8 giờ mỗi ngày và dành
thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút.
- Nhờ sự giúp đỡ của người thân đối với công việc nhà và đồng
nghiệp với công việc ở cơ quan đối với những công việc nặng như nâng, di chuyển
đồ đạc…
- Tránh đi ra ngoài ăn uống hoặc gặp gỡ bạn bè vào đêm muộn, sẽ
khiến mẹ bầu càng mệt mỏi hơn.
Tạm biệt đau lưng
Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí sẽ giúp giảm đau lưng
cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)
Phụ nữ mang thai thường xuyên phải chiến đấu với những cơn đau
lưng vì sự căng giãn của các cơ do bụng bầu ngày càng lớn dần. Những cơn đau
lưng sẽ khiến chị em gặp khó khăn khi ngủ và ngay cả trong mọi sinh hoạt hàng
ngày. Để giảm những cơn đau lưng, các mẹ có thể áp dụng những phương cách sau:
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí. Nếu điều này đã trở
thành thói quen của bạn, cần phải sửa ngay.
- Thay vì những đôi giày cao gót tôn dáng, mẹ bầu cần chọn những
đôi giày đế bằng hoặc cao khoảng 2-3 phân.
- Nếu phải cúi để nhấc các vật nặng, hãy làm từ từ và uốn cong đầu
gối chân thay vì uốn lưng.
- Đặt một chiếc gối mềm sau lưng khi ngồi.
- Sử dụng nước ấm để chườm trên lưng.
- Nếu quá đau, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn kịp
thời.
Massage
Mẹ bầu có thể nhờ anh xã hoặc chuyên gia massage thường xuyên.
(ảnh minh họa)
Mẹ bầu có thể nhờ anh xã hoặc chuyên gia massage thường xuyên.
Liệu pháp massage sẽ giúp mẹ bầu giảm đau nhức lưng đáng kể. Tuy nhiên, kỹ
thuật massage cho mẹ bầu cần được thực hiện có bài bản các mẹ nhé.
Đói mặt với bệnh trĩ
Nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của
thai nhi. (ảnh minh họa)
Trĩ là căn bệnh khá phổ ở bà bầu, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận
với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Có hai nguyên nhân dẫn đến căn bệnh
này là lượng máu tăng và táo bón. Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ,
búi trĩ hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai
nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do
chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối. Táo bón - một trong những chứng phổ biến
khi mang thai - cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm
trầm trọng.
Để giảm các cơn đau do bệnh trĩ gây ra, chị em bầu nên:
- Chườm bằng túi lạnh
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn
- Tắm nước ấm
- Tránh ngồi quá lâu
- Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu
chất xơ, uống nhiều nước.
- Tập luyện thể thao cũng là phương pháp hữu hiệu chữa bệnh trĩ.
- Không nên tự ý dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong giai đoạn mang
thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vì vậy,
khi muốn dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giảm cơn đau ở dây chằng
Tập yoga hoặc bất cứ môn thể thao nào thường xuyên rất tốt cho mẹ bầu.
(ảnh minh họa)
Tập yoga hoặc bất cứ môn thể thao nào thường xuyên sẽ giúp cho chị
em bầu vượt qua được nỗi đau liên quan đến dây chằng khi thai nhi ngày càng lớn
lên